BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過3,890的網紅ItzzRaven,也在其Youtube影片中提到,Instagram: https://www.instagram.com/raven_ho/ Facebook: https://www.facebook.com/raven.ho99 Tại sao phải chạy theo trend, chạy theo xu hướng, mua n...
「normcore fashion」的推薦目錄:
- 關於normcore fashion 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於normcore fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於normcore fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於normcore fashion 在 ItzzRaven Youtube 的最讚貼文
- 關於normcore fashion 在 Meg Lu Youtube 的最佳解答
- 關於normcore fashion 在 21 Normcore Aesthetic ideas - Pinterest 的評價
- 關於normcore fashion 在 Normcore Fashion (Dad's Inspired Look) #style #outfit #shorts 的評價
- 關於normcore fashion 在 奇迹暖暖- 【時尚LOOKBOOK】極簡自然!無造作的Normcore ... 的評價
- 關於normcore fashion 在 Normcore Style. | By Urbaner - Facebook 的評價
normcore fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
SANTA CLAUS IS COMING TO TOWN – JUSTIN BIEBER. MỘT TRONG NHỮNG MV MẶC ĐẸP NHẤT CỦA JB.
“Và bị under-rated nhất”
Hôm nay là 18/11/2020, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là chúng ta sẽ đón Giáng sinh và Năm Mới. Một năm 2020 quá nhiều sự kiện buồn, quá nhiều vụ dramas – quá nhiều thiên tai, hãy hướng tới một 2021 tươi sáng hơn. Và không có gì phục hồi cho tinh thần đầy đen tối của chúng ta bằng âm nhạc – tiện đây mình sẽ nói về idol của nhiều người “Justin Bieber” và một trong những Music Video mà theo mình, Justin Bieber mặc đẹp nhất. Nhưng bị đánh giá thấp nhất bởi công chúng “Santa Claus is coming to town”.
Đúng vậy, Justin Bieber trong tâm trí của các bạn là gì? Một anh chàng mặc full cây Fear Of God, hay layer lay ủng các kiểu con đà điểu – hay gần đây là normcore, luộm thuộm kiểu hippe với nào tiedye shirt hay oversize hoodie đến từ brand nhà Drewhouse. Các bạn nghĩ là đẹp ư? No, no – đây mới là một trong những fit mà mình đánh giá là JB mặc ngon lành cành đào nhất. “Santa is coming to town”.
“SICTT” là một track nằm trong album “Under the Mistletoe” được phát hành vào tháng 1/11 năm 2011 – là album về Giáng sinh đầu tiên và album phòng thu thứ hai của Justin Bieber. Theo cảm nhận của mình, đây là một album về Christmas khá hay của Justin Bieber (mà bị underrate ghê), chúng ta có Mistletoe, Only thing I Ever get for Christmas hay All I Want for Christmas is You (Feat cùng diva Mariah Carey). “SICTT” cho chúng ta vào một thế giới Giáng sinh vẫn xoay quanh những tông màu chủ đạo của Giáng sinh là Đỏ và Trắng – nhưng thay vì một buổi tối nhộn nhịp đầy ánh đèn đường của New York thì là từ đầu MV đã cho người xem một không khí làm việc khẩn trương và đầy “Mechanic Element” – Máy móc, cơ khí.(Dựa vào concept những chú lùn sản xuất quà của ông già Noel) Những bộ gile, những blazer, quần cargo pants được thêm vào những đồ trang sức đậm chất máy móc như ốc vít, răng cưa và kính goggle.
Nếu bạn nào chưa biết – đó chính là Steam Punk style.
Steampunk là gì cơ? Đó là một khái niệm không chỉ về thời trang mà mang đầy sự tưởng tượng của con người về khoa học tương lai xuất phát từ kỉ nguyên đặc sắc văn hóa Victorian (Victorian-era). Steampunk có thể được xem là một sự hòa trộn không giới hạn giữa công nghệ, triết học, văn thơ, kiến trúc, máy móc và tương lai. Xuất phát từ những năm thập niên 90s, steampunk là một từ phát triển từ một khái niệm được nhắc nhiều bây giờ - đó là “Cyber-Punk”. Thời điểm đó, là thời kì chuyển giao công nghệ khi tất cả mọi thứ đều phát triển trên nền tảng cơ giới hóa, công nghiệp hóa – thay thế dần những thứ thủ công dần bằng máy móc. Tuy nhiên – con người chưa có được một sự hiện đại như bây giờ nhưng họ có sự tưởng tượng, giả dụ như con người được thay thế một phần cơ thể bằng máy móc chạy bằng hơi nước. Và đó cũng là tiền đề cho concept Cyborg (Nửa người nửa máy).
Cho nên thời trang hay “Steampunk Fashion” sẽ khá đa dạng và lấy rất nhiều cảm hứng từ các công việc liên quan đến “Nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa” này. Chúng ta có thể thấy trong MV “SICTT” của Justin Bieber rất nhiều trang phục được inspired từ thời kỳ Victorian , nào là trench-coat, nào là blazers, corsets, top hats và những chiếc áo đậm chất quân đội của Hoàng Gia Anh. Thế là chưa đủ - nó là phải kèm theo các yếu tố “Công nghệ” – điều đó được thể hiện bằng một hệ thống trang sức đồ sộ. Những chiếc đồng hồ kiểu cũ, đồng hồ đo hơi (nước), kính lúp, bánh răng phục chế..để tạo điểm nhấn. Đó cũng là yếu tố quan trọng của “Steampunk” (Steam = hơi nước, từ các lò nhiệt – lò đốt phục vụ cho công nghiệp) là gear/những phụ kiện đi kèm và kính Goggle! Dĩ nhiên vì thời điểm đó, hơi nước rất nóng nên người ta phải đeo kính để bảo vệ đôi mắt.
Trong thế kỉ 19 – Steampunk phát triển vô cùng mạnh mẽ và trở thành đề tài của haute couture/high-end fashion và gây ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ cho the new Victorian-era, cho cả goth style (Đúng vậy – có Goth Steampunk đó các bạn) và nếu nói không ngoa, nó cũng là một trong những chân rễ đầu tiên của Tech-wear bây giờ. Có thể phức tạp hơn – những việc sử dụng màn hình điện thoại, bàn phím, LCD để ứng dụng lên các trang phục bây giờ, rất giống như các tiền bối của chúng ta thời Steampunk đúng không nào.
(Nếu bạn nào thích anime/manga có thể đọc thêm Full metal Alchemist/Giả kim thuật sư, một tác phẩm thượng thặng về chủ đề Steampunk).
Các nhãn hàng thì sao? Có đấy – trong danh sách những brands có vài cái tên khét tiếng đã lấy Steampunk làm cảm hứng. Tiêu biểu chính là Alexander Mcqueen, Lee đã tạo ra 1 đôi heel sử dụng cảm hứng từ thời kì này với chi tiết phần gót đầy tính mechanic với ốc vít và đồng. Tương tự với Versace Xuân/Hạ 2013, Prada Fall/Winter 2012 và Christian Dior của gã đỏng đảnh John Galliano 2010.
Justin Bieber trong SICTT cũng bám sát concept Steampunk và diện cho mình những trang phục khá đẹp và chỉnh chu cho thời điểm đó (Đúng vậy, lúc đó mới khởi nghiệp quộc quai nên toàn mặc kiểu mainstream thui).
--
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
normcore fashion 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
ĐA DẠNG PHONG CÁCH HAY PHONG CÁCH ĐA DẠNG?
Rất nhiều người hỏi với mình một câu quen thuộc:
“Theo Bi, em có nên theo đuổi nhiều phong cách hay không?”
“Em ra ngoài đường theo phong cách Basic. Em muốn thay đổi nhưng sợ người khác (?) đánh giá mình” (Ơ, bạn mặc vì bạn sao lại mặc vì người khác rứa)
Thật ra thì – với độ tuổi các bạn, âu cũng là một điều bình thường và chẳng có gì là sai cả. Ở độ tuổi các bạn mà dân gian hay nói 1 câu bông đùa rằng “Tuổi trẻ chưa trải sự đời”. Đúng vậy, chúng ta đều có 1 giai đoạn để tìm ra được bản thân của mình thích gì, yêu gì và ghét gì. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thời trang các bạn mặc ra ngoài đường bây giờ. Hầu hết là theo số đông và Cây O Eo (KOLs) í.
“Đa Dạng Phong Cách”
Nôm na rằng cho dễ hiểu, vị giác của các bạn về thời trang ăn mặc hiện tại như cách các bạn chọn đồ uống vậy. Độ tuổi từ 15 đến tận khoảng 20 tuổi (Đa số), các bạn ra ngoài đường đi cà phê, uống trà sữa. Hôm nay bạn muốn thử vị này – ngày hôm sau bạn muốn thử vị khác, ngày kia bạn lại chán và lại chọn 1 thứ chả liên quan gì đến ngày đầu. Tình yêu của các bạn cũng thế - từ thời trung học gà bông đến trải nghiệm lớn hơn với sinh viên và đi làm ngày đầu. Bạn yêu 1 người, 2 người, 3 người và có thể là chục người, có khi có những mối tình chỉ qua 1 đêm, 2 đêm là thành nguội lạnh. Đó là “Đa Dạng”
Tại sao mình lại nói về những thứ không liên quan đến thời trang như vậy?
À, thời trang cũng là 1 tấm gương phản chiếu lifestyle/ lối sống của con người vậy. Fast Fashion phát triển mạnh? Vì sao – vì con người giờ sống nhanh, gu thời trang thay đổi liên tục, bận bịu – muốn thay đổi hết mình và không tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu về thứ mình đang mặc. Hợp thời là được, trông mốt là được. Cũng chẳng có gì sai.
Việc các bạn đang cảm thấy chán khi mặc đi mặc lại hoài một phong cách, một kiểu mẫu nhất định với thế giới quan được bó hẹp bởi social network, bởi TV, bởi những chương trình và bởi những kênh review hướng hẹp là một điều mình có thể cảm thông. Bạn sẽ muốn thay đổi – bạn thèm khát sự mới mẻ. Nhưng bạn quên mất rằng, cái nền tảng mà mình đang có – chưa vững và chưa ngấm. Tình yêu của bạn đối với phong cách đó là chưa đủ để khiến bạn tìm hiểu sâu về nó, thích nó và trung thành với nó. Đó là về độ tuổi.
Chẳng sao – với các bạn trẻ bây giờ, các bạn hãy trải nghiệm đi. Trải nghiệm nhiều vào, thời trang (quần áo) cũng như là miếng bánh, cốc trà hay hơn là người yêu của bạn (Chẳng thế mà có câu – Thay người yêu như thay áo đấy) để rồi khi tới một độ tuổi lớn hơn, chúng ta đã xác định được. Cơ thể chúng ta hợp cái gì? Tinh thần chúng ta thoải mái khi mặc cái gì – để bước sang Giai đoạn thứ hai mang tên:
“Phong cách đa dạng”
Thật vậy, bạn đã xác định được thứ quần áo và phong cách mà bạn thích. Bạn sẽ tìm hiểu sâu về nó, về thứ mà nó mang lại. 1 Style/Phong cách không có nghĩa là nó chỉ gói ghém trong 1 – 2 outfit nhất định. Nếu mà nó như vậy thì chắc nền thời trang thế giới lụi tàn từ lâu rồi. Vì gì? Vì còn gì nữa để mà khai thác đâu.
Bạn yêu thích Rock? Thích Punk. Ồ, mình không rành nhạc lắm. Nhưng Rock cũng có Metal, Soft Metal, Hardcore, New Gen… và kì lạ chưa – mỗi thể loại nhánh con của rock, lại có 1 phong cách khác nhau dựa trên một nền tảng Rock đã được xây vững chắc. Hardcore có thể mặc như thế này nhưng Metal lại có thể có cách phối khác.
Nhắc tới Punk? Tự dưng mình lại nhớ tới Cyber Punk. Ơ cơ mà trong Cyber Punk lại có kiểu nửa truyền thống, nửa mechanic/máy móc như Steam Punk. Hướng Futuristic lại link tới phần sportwear và techwear nữa. Từ nhánh techwear – người ta lại phân chia ra nhánh Functional/ Full Gear – Full tính năng hay Minimalism/ Tối giản.
Hay nói về Goth – Chu choa mạ ơi, Goth là 1 thứ văn hóa và thời trang mà trong đó, nhánh của nó nhiều mà chi chít đến nỗi mình viết tới 10 trang giấy cũng không hết. Tân thời thì có Health Goth, lại có cả Goth truyền thống, Antique Goth, Victorian Gothic, Gypsy Goths, Cyber Goths, Fetish, Western, Lolita và Neo Gothic. Mỗi thể loại lại có một phong cách khác nhau, nhưng chung quy vẫn nằm trên tiêu chuẩn ban đầu của Goth, với sự bài trừ màu ấm, sử dụng các trang sức bằng bạc và kim loại (Không dùng vàng).
Hay Grunge đi – Grunge đâu phải chỉ là có skinny Jeans và Flannel, có ti tỉ cách để ra Grunge style như một bài viết mình đã đề cập. Các bạn hãy theo dõi hình ảnh nhá.
Bạn yêu thích xe, nhưng xe cũng có xe this và xe that. Những người yêu thích Harley có 1 kiểu đi, những người yêu thích sport motor lại có kiểu mặc khác hay những người thích đi Vespa lại ăn mặc kiểu khác nữa. Muôn hình vạn trạng.
Vậy “Phong cách đa dạng” là sao. Đó là khi bạn đã hiểu mình yêu thích cái gì, thích phong cách nào thì trong cái field đó – có hàng ngàn cách để bạn chọn và phối đồ sao cho phù hợp của mình. Phong cách đa dạng không phải là mặc nhiều phong cách, nay Normcore ngày mai lại Tech.
Mà là – bạn đa dạng cách phối đồ và mindset để thể hiện con người bạn thông qua nó. Từ đó, để nhìn vào bộ đồ bạn đang mặc trên người, người ta nhận ra đó là bạn – là thứ bạn yêu thích và theo đuổi. Chứ không phải một người mà người ta không nhận ra đó là ai hay chỉ cố đắp những thứ khác nhau lên người.
Và mình còn chưa kể, bạn là Một Nguyên tố mới. Bạn có thể mix, xay – trộn để tạo ra một thứ thời trang mà chỉ bạn có mà không phải ai hay bất cứ nguồn nào sở hữu.
CHỐT
Mình chẳng có thể nào khuyên răn được mọi người hay o ép các bạn. Hãy trải nghiệm thôi – để tìm ra chân lí , tuyên ngôn thời trang của chính các bạn. Như tình yêu vậy, bạn sẽ tìm được 1 người phù hợp nhất, yêu thương nhất mà hiểu bạn nhất. Bạn sẽ tìm được ti tỉ điều thú vị (Có khi có cả shock) về tình yêu đó mà chẳng may thốt lên 1 câu rằng
NHÀ LÀ PHẢI CÓ NÓC.
Xin hết!
normcore fashion 在 ItzzRaven Youtube 的最讚貼文
Instagram: https://www.instagram.com/raven_ho/
Facebook: https://www.facebook.com/raven.ho99
Tại sao phải chạy theo trend, chạy theo xu hướng, mua những món đồ quá túi tiền, trong khi bạn vẫn có thể trở nên cực kì thời trang với những items cực kì đơn giản.
Ở video lần này, mình sẽ giới thiệu sơ lược về Normcore, một phong cách, một xu hướng mà mình nghĩ cực kì phù hợp với thời trang Việt Nam. Kèm theo một số Tips giúp các bạn cải thiện outfit của mình.
Link 1 vài page bán đồ cũ/vintage các bạn có thể tham khảo:
https://www.facebook.com/Cigar-Wareho...
https://www.facebook.com/Thrift.2000/
https://www.facebook.com/vagabondthrift/
https://www.instagram.com/pop_sometags/
https://www.instagram.com/michaelsellx
https://www.instagram.com/cati_thrift...

normcore fashion 在 Meg Lu Youtube 的最佳解答
面試這樣穿,輕鬆贏得好印象!
►訂閱今天穿什麼Youtube:https://goo.gl/S4rwdy
►Andy 的男孩穿搭教學:https://goo.gl/rduIIL
----------------------------------------------------------------------------------
►影片中使用到的產品
➪ZARA
➪FOREVER 21
➪ASH
➪MOONCAT
➪DOC MARTENS
➪GU
➪ZARA
➪GU
➪DOC MARTENS
➪ZARA
➪ZARA
➪DOC MARTENS
----------------------------------------------------------------------------------
►繼續觀看更多影片:
➪女孩的春天妝容&穿搭 Spring Makeup &Lookbook
https://goo.gl/PPGGJr
➪ Normcore穿搭&偽素顏妝容 Lookbook & No Makeup Makeup https://www.youtube.com/watch?v=IKZ_QaqjVD8&index=4&list=PLqM6wfuL1wMTdSqFfHlYBZlFySChgnlc2
----------------------------------------------------------------------------------
►音樂
Be With You - https://soundcloud.com/ulzzang-pistol...
Beach - https://soundcloud.com/qrionqrionqrio...
----------------------------------------------------------------------------------
►今天穿什麼:
➪ Facebook:https://www.facebook.com/365dailywear
➪ Instagram Meg:https://goo.gl/hDR6Qd
➪ Instagram Andy:https://goo.gl/mN2smE
➪ Bilibili 站:https://space.bilibili.com/54906711
➪ 合作邀約:365dailywear@gmail.com
*本網站影音創作內容皆為「今天穿什麼」頻道所有,
若有轉載、再製、轉錄等非授權行為,頻道將會採取檢舉、訴訟等途徑!

normcore fashion 在 Normcore Fashion (Dad's Inspired Look) #style #outfit #shorts 的推薦與評價

Fall Outfit Idea No. 22 - Normcore Fashion (Dad's Inspired Look) #style #outfit #shorts. 641 views 1 month ago. Darryl Arante. Darryl Arante. ... <看更多>
normcore fashion 在 奇迹暖暖- 【時尚LOOKBOOK】極簡自然!無造作的Normcore ... 的推薦與評價
【時尚LOOKBOOK】極簡自然!無造作的Normcore style 各位穿搭師們午安,我是摸摸~ 大家聽過「Normcore」嗎? ✨「Normcore」=「Normal」+「Hardcore」✨ 簡單來說 ... ... <看更多>
normcore fashion 在 21 Normcore Aesthetic ideas - Pinterest 的推薦與評價
Aug 29, 2021 - Explore Kiely Moore's board "Normcore Aesthetic" on Pinterest. See more ideas about normcore, fashion, outfits. ... <看更多>