#東南亞 #東協市場 #時區 #金融與貿易
現時,東南亞國協地區有四個時區:最西的緬甸(GMT+6:30);越南、泰國、柬埔寨、寮國(GMT+7);新加坡、馬來西亞、汶萊和菲律賓(GMT+8);印尼東部(GMT+9)。十個東南亞國協的主要城市,分配在三個時區。而印尼更加被三個時區所切割。
「gmt+7國家」的推薦目錄:
- 關於gmt+7國家 在 巫師地理 Facebook 的最讚貼文
- 關於gmt+7國家 在 陳凰鳳老師 Facebook 的最讚貼文
- 關於gmt+7國家 在 gmt-7時區在PTT/Dcard完整相關資訊 - 小文青生活 的評價
- 關於gmt+7國家 在 gmt-7時區在PTT/Dcard完整相關資訊 - 小文青生活 的評價
- 關於gmt+7國家 在 gmt 7時間的評價費用和推薦,EDU.TW、DCARD - 教育學習 ... 的評價
- 關於gmt+7國家 在 臺北天文通- 你那邊現在幾點?台灣是GMT+8。GMT指的是格林 ... 的評價
- 關於gmt+7國家 在 雜智社_GMT?UTC?到底有什麼差別:時間的故事下集 - Dcard 的評價
gmt+7國家 在 陳凰鳳老師 Facebook 的最讚貼文
2015.2.18 大年除夕越南國家青年報刊出了台灣陳凰鳳的特別報導
doanthanhnien.vn:
http://doanthanhnien.vn/newsdetail/Guong_sang/26003/news.htm
這是去年河內電視台VTV參訪團來台灣特別至中華電視公司採訪陳凰鳳老師越南語節目的相關報導
Cô giáo dạy tiếng Việt cho người đứng đầu Đài Loan
Cập nhật lúc 8:32, Thứ Tư, 18/02/2015 (GMT+7)
Số phận và những nỗ lực khiến một cô dâu Việt trở thành giảng viên đại học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ở Đài Loan và chương trình dạy tiếng Việt của chị trên Đài TH Đài Loan có cả người đứng đầu Đài Loan học.
Hôm tôi đi cùng đoàn công tác của Đài Truyền hình Việt Nam và Cty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) đến Đài Truyền hình Đài Loan để tham quan và học tập kinh nghiệm về tổ chức kênh truyền hình giáo dục (VTV và AIC đang hợp tác xúc tiến việc mở kênh truyền hình giáo dục), ngồi cùng các lãnh đạo đài bên phía Đài Loan chủ trì cuộc gặp có một phụ nữ người Việt, chị Trần Thị Hoàng Phượng.
Chị Phượng là người phụ nữ Việt Nam, chính xác hơn, là cô dâu Việt Nam nổi tiếng bậc nhất Đài Loan. Nổi tiếng bởi con đường học tập đi lên, nổi tiếng bởi những hoạt động chuyên môn và xã hội rộng lớn và những ích lợi mà nó mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng cô dâu Việt Nam tại xứ Đài.
Hôm ấy, chị Phượng ngồi đó với tư cách là người đồng sáng lập và trực tiếp giảng dạy một số chương trình tiếng Việt (cho người Đài Loan) và tiếng Trung (cho cô dâu Việt) trên sóng đài truyền hình và đài phát thanh Đài Loan.
Đài Loan có rất đông cô dâu ngoại quốc, đến 600.000 người, trong đó có 160.000 cô dâu Việt. Phần đông cô dâu Việt sang Đài Loan không biết tiếng, không được chuẩn bị trước về mặt văn hóa. Tuy là một trí thức, nhưng chị Phượng cũng từng theo chồng người Đài Loan sang sống ở quê hương anh mà không biết một chữ tiếng Trung. Bởi vậy chị rất hiểu cái khó của những cô dâu không biết tiếng. Những nỗ lực học tiếng rồi dạy tiếng Việt và tiếng Trung của chị là nhằm giúp đỡ những chị em đồng hương cùng cảnh, không chỉ làm nhẹ đi mối quan hệ nhiều khi căng thẳng do bất đồng ngôn ngữ mà còn cố mang đến hạnh phúc cho các gia đình Đài - Việt…
Trong các chương trình của chị, rất thú vị là chương trình dạy tiếng Việt mang tên “Càng nói càng hay” trên Đài TH Đài Loan. Đây là chương trình phát hằng ngày, mỗi ngày dạy một câu tiếng Việt trong 5 phút. Mục tiêu là để những người trong gia đình có thể học được khoảng 100 câu nói hay dùng nhất hằng ngày để nói chuyện với các cô dâu Việt.
Để chương trình hấp dẫn, mỗi ngày, chị Phượng và đồng nghiệp mời một người học khác nhau, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có nhiều người nổi tiếng. Là một cô dâu Việt, một nhà hoạt động xã hội có tên tuổi, chị Phượng mời được cả người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu, lãnh đạo cơ quan Nội chính Lý Hồng Nguyên, nhiều quan chức sở Di trú Đài Loan…
Chị Phượng quen biết ông Mã Anh Cửu từ khi ông còn là Thị trưởng Đài Bắc nên khi viết thư mời ông tham gia chương trình thì ông đồng ý ngay. Kíp làm chương trình đã đến nơi làm của ông Mã để quay 5 phút ông học câu nói tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của chị Phượng. Câu tiếng Việt mà ông Mã học là “Chúng ta cùng cố lên nhé!”.
Ông lãnh đạo cơ quan Nội chính thì học không chỉ một câu, trong đó có những câu gắn liền với công việc của một quan chức chăm lo cho việc giải quyết các vấn đề cư trú, như: “Rất vui được quen biết chị”, “Chị có ý kiến gì không?”. Ông giám đốc sở Di trú thì học các câu: “Xin chú ý an toàn cá nhân”, “Nếu chị cần gì xin nói cho tôi biết”.
Chị Phượng bắt đầu dạy tiếng Việt trên Truyền hình Đài Loan từ năm 2008. Đáng kể nhất phải nói đến việc chị tham gia chương trình dài 18 tập, mỗi tập 30 phút dạy tiếng Việt khá kỹ, bắt đầu từ phát âm. Rồi chương trình “Chúng ta cùng học thành ngữ”, dạy các thành ngữ Việt.
Chị Trần Thị Hoàng Phượng lấy chồng là một doanh nhân người Đài Loan vào năm 1994 tại TP Hồ Chí Minh. Được chồng động viên, chị tốt nghiệp bằng Luật năm 1998 và học thêm tiếng Anh. Đến năm 2001, chị và 2 con theo chồng về sống ở Đài Bắc. Những nghĩa vụ của người vợ, người con dâu, hai con lại còn nhỏ khiến chị Phượng phải có những nỗ lực phi thường để theo học tiếng Trung và học lên thạc sĩ. Không những thành công, chị còn trở thành một trong những sinh viên nước ngoài xuất sắc nhất được nhận học bổng, rồi trở thành giảng viên đại học, chuyên dạy tiếng Việt, văn hóa Việt Nam.
Là một người may mắn, chị Phượng rất quan tâm và làm hết sức để giúp đỡ các cô dâu Việt mà nhiều người trong số họ không được may như chị. Chị làm tình nguyện viên cho tổ chức Eden chuyên giúp đỡ các cô dâu ngoại quốc, tư vấn, hướng dẫn cho họ, phiên dịch cho họ, tham gia các chương trình truyền thông trên truyền hình, đài phát thanh, dạy tiếng cho chị em, ra báo cho họ đọc. Từ năm 2008, chị bắt đầu dạy tiếng trên truyền hình. Còn chương trình “Vui học tiếng Việt” của đài phát thanh mà chị có tham gia đã phát sóng được 10 năm. Chị rất quan tâm nghiên cứu đặc điểm của gia đình đa dân tộc, đa văn hóa. Luận văn của chị làm ở Viện nghiên cứu thuộc trường ĐH Shih Chien - TP Đài Bắc với đề tài “Mối quan hệ hôn nhân trong một gia đình có hai nền văn hóa khác nhau”.
Hiện chị Phượng là giảng viên của Đại học Chính trị Đài Loan. Trường của chị có quan hệ với Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm TPHCM… Trong câu chuyện của chị Phượng tôi chú ý đến một chi tiết. Với vị thế và trình độ hiện nay, chị có thể có thu nhập cao hơn nếu về làm việc tại Việt Nam. Chị không nói tiếp, nhưng tôi cảm được lý do sao người phụ nữ Việt này lại không về. Chị biết nơi nào cần có chị hơn.
Kíp làm chương trình đã đến nơi làm việc của người đứng đầu Đài Loan để quay 5 phút ông học câu nói tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của chị Phượng. Câu tiếng Việt mà ông Mã Anh Cửu học là “Chúng ta cùng cố lên nhé!”.
Bản quyền thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
The Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union.
gmt+7國家 在 gmt-7時區在PTT/Dcard完整相關資訊 - 小文青生活 的推薦與評價
提供gmt-7時區相關PTT/Dcard文章,想要了解更多gmt+7時間、gmt+7國家、台灣時區代碼有關歷史/文化文章或書籍,歡迎來小文青生活提供您完整相關訊息. ... <看更多>
gmt+7國家 在 臺北天文通- 你那邊現在幾點?台灣是GMT+8。GMT指的是格林 ... 的推薦與評價
GMT 指的是格林威治平時(Greenwich Mean Time),作為時間參考點的格林威治天文臺在1884年10月13日被定為本初子午線,到了這邊可以體驗一下右腳在東半球、左腳在西半球 ... ... <看更多>
gmt+7國家 在 gmt-7時區在PTT/Dcard完整相關資訊 - 小文青生活 的推薦與評價
提供gmt-7時區相關PTT/Dcard文章,想要了解更多gmt+7時間、gmt+7國家、台灣時區代碼有關歷史/文化文章或書籍,歡迎來小文青生活提供您完整相關訊息. ... <看更多>