[Ký sự hành trình:
Những ngôi chùa Việt Nam thân thương ở xứ người]
🙏 CÓ MỘT NGÔI CHÙA MANG TÊN ‘ĐẠI LỘC’ NƠI ĐẤT PHẬT 🙏
Chúng mình bước thấp bước cao qua con đường làng quanh co dẫn vào chùa Đại Lộc, lúc chiều đã sẩm sẩm tối. Cảm giác thật y như… đi xem mắt lần đầu. Có điều, ‘đối tượng xem mắt’ ở đây không phải là một con người, mà là… một ngôi chùa, vậy thôi.
Vì lần ấy, đến hữu duyên gặp được sư Minh Tấn ở chùa Bửu Quang ở Thủ Đức, và biết rằng rằm tháng 10 âm lịch, tức tầm tháng 11 bên lịch dương, ở chùa Đại Lộc ở Ấn Độ sẽ diễn ra Đại lễ dâng y quốc tế Kahina, chúng mình đã nóng lòng mong mở được chuyến đến viếng Tứ Động Tâm ngay vào dịp này, để dự buổi lễ đặc biệt này. Và bởi vì biết chùa nằm ngay thành phố Varanasi – thành Ba La Nại xưa kia, nơi Đức Phật đã từng có buổi giảng pháp đầu tiên, chúng mình tự nhiên nghĩ, nếu đủ duyên mà được ở lại, nghỉ một đêm trong chùa luôn, ngay trong đêm trăng rằm tháng Mười thì tuyệt biết mấy. Nhưng cũng hiểu là, khách mình không phải ai cũng là Phật tử, vì vậy cần phải đảm bảo mọi cái trong sự tiện nghi trong khả năng cho phép. Vì thế, chuyến đi tháng 9 vừa rồi cũng như một sự ‘chạm ngõ’ đầu tiên, mà nơi đó, chúng mình sẽ lắng nghe trái tim mình, để sau đó, có thuận duyên mở tiếp được chuyến tháng 11 hay không, và thậm chí, còn nhiều chuyến sau, sau nữa…, mọi cái đều sẽ lắng nghe cảm nhận của lần đầu tiên đó… Cho nên, nói thiệt, không tránh khỏi chút hồi hộp.
Bước vào trong một cánh cổng giản dị nhưng uy nghiêm là đập vào sừng sững trước mắt chúng mình một pho tượng Phật ngồi rất to, uy nghiêm, đẹp đẽ. Vị Phật có gương mặt còn khá trẻ, tay bắt một thế ấn lạ mắt, mà sau đó mình mới biết tượng khắc họa lại Đức Phật Thích Ca lúc Ngài bắt ấn chuyển pháp luân, thực hiện bài pháp giảng đầu tiên lúc Ngài chỉ khoảng giữa tuổi ba mươi lăm. Trên lòng bàn tay Ngài là bánh xe Bát Chánh Đạo, chỉ 8 con đường lành để đi giúp con người ta thoát khỏi sinh tử luân hồi. Buổi tối tháng 9, trời Ấn Độ còn khá oi ả. Vậy mà không gian trong khuôn viên chùa lại mát mẻ, thanh tịnh lạ lùng. Mình hơi rưng rưng trong lòng, tự nói, thôi, vậy là được rồi!
So với pho tượng đá to lớn áp đảo toàn bộ không gian chùa, ngôi chánh điện khá giản dị, khiêm nhường nhưng vẫn rất tao nhã, nhẹ nhàng. Một vị sư gầy gò nhanh nhẹn bước ra, tay bắt mặt mừng chào cả đoàn. Mình ngờ ngợ: “Dạ thưa, sư là sư Quang?” “Dạ, tôi Tường Quang đây.” Giọng nói sang sảng. Và đó là ấn tượng đầu tiên.
Tiếp theo đó là một loạt ấn tượng mà, đọng lại trong lòng chúng mình suốt buổi tối ấy là: thương thiệt là thương! Một vị tu hành nhìn khá khắc khổ, gầy gò, mà dáng vẻ thì nhanh nhẹn thôi rồi. Sợ sư nói chuyện với cả đoàn không đủ sức, mình định đưa chiếc micro kẹp thẳng vào bên tai thì sư khoát tay từ chối, nói thôi khỏi cô, tui ốm nhom vậy chớ giọng tui tốt lắm, mà nói to vậy chớ chẳng bị khan tiếng bao giờ!
Rồi cũng bằng cái dáng vẻ chơn chất, hịch hạc đó, sư Quang kể cho mọi người nghe về hành trình kỳ lạ sư đến với đất Ấn Độ. Sư Quang từ bé sức khỏe đã không tốt lắm, khoảng mười bốn tuổi thì nằng nặc xin cha mẹ cho đi xuất gia. Cha mẹ sợ không đủ khỏe để tu, sư khăng khăng, nói “Con vào tu sẽ hết bệnh!” Ai dè, cạo đầu xuất gia xong, thì… càng ngày càng khỏe lên thiệt!
Cứ ngỡ cuộc đời sẽ bình lặng trôi trong một ngôi chùa an tĩnh ở Việt Nam, một ngày nọ, duyên đưa sư Quang gặp một vị hòa thượng rất cao tuổi. Vị này đưa cho sư Quang… tờ 01 đô la Mỹ, rồi kêu “Qua Ấn Độ xây chùa đi con!” Sư Quang nghĩ chuyện quá xa vời, chắc là vị hòa thượng kia động viên tinh thần mình thôi, nên cũng bỏ qua và tiếp tục tu tập tại quê nhà. Ai dè mấy tháng sau duyên lại đẩy đưa, lần này gặp lại đúng vị hòa thượng đó. Vị ấy… khỏ lên đầu sư Quang vài cái rồi lại giục: “Đi qua Ấn xây chùa đi con!” Và lạ kỳ thay, từ hôm đó trở đi, đêm nào ngủ sư Quang cũng… nằm mơ thấy tượng Phật to thật to, áng ngữ cả không gian trước mặt mình!
Cảm thấy việc này quả thật có một cái duyên gì đó chưa hiển lộ, sư Quang bèn trình bày với sư phụ, và sau một thời gian, thì chính thức lên đường, … sang Ấn Độ thiệt! Hành trang trong tay nải có đúng… tờ 01 đô la Mỹ được gieo duyên hồi đó, và một tương lai mịt mù… không biết đi đến đất nào, làm gì... để có thể xây được một ngôi chùa!
Vậy mà duyên cứ đưa duyên. Cứ thế mà sư Quang đã trải qua chục năm tu học vất vả tại New Dehli, rồi rong ruổi dọc các miền đất Ấn Độ… Để một ngày đủ nắng đủ gió đủ duyên, sư đến đất Varanasi, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển pháp luân lần đầu tiên. Và duyên đã khiến cho sư tìm được một miếng đất đủ rộng…. Vậy mà các mạnh thường quân cũng từ từ đến, mỗi người góp một chút tay, cũng đủ mua được miếng đất này. Rồi tiền đâu mà xây chùa? Trong túi cũng chỉ có 01 đô la khởi duyên ngày đó. Thử thách trăm bề. Sư cười, “Có lúc động thổ xong, ai nấy rút về hết, còn có mình tui loay hoay với nguyên khu đất rộng mênh mông trống tơ trống toác!” Nhưng bạn tin được không, rồi từ từ duyên cũng tới, ai tới miếng đất, gặp ông sư gầy gò giọng sang sảng này cũng thương, đóng góp thêm một miếng… Và từ đó, ngôi chùa xác thực được hình thành! Và hơn nữa, chùa còn tạo ấn tượng vô cùng đẹp với khách viếng bái bởi pho tượng Phật Chuyển Pháp Luân cao 24 mét, nặng 1.200 tấn, được tạo tác bằng những khối đá sa thạch, thực hiện trong năm 2014.
Chùa khang trang, tao nhã, bên dưới tượng Phật Chuyển Pháp Luân còn thờ thêm hai vị Đại Thí Chủ trong thời kỳ Đức Phật tại thế, là Đức Ông Cấp Cô Độc (mà chúng ta hay nghe nhắc đến trong mấy phẩm kinh) và Bà Visaka. Ngoài ra, điều càng làm chúng mình xúc động, là trước sân có chạm tuuợng sừng sững một bên là Vua A Dục – Asoka, người có thể được xem là vị Đại Hộ Pháp của Phật giáo khi nhờ có công ông tìm đến các nơi Đức Phật từng trải qua các cột mốc quan trọng của cuộc đời, hay các nơi Phật từng đặt chân đến, và cho đặt các trụ đá hay bảng đá ghi lại dấu tích, mà sau này thế giới mới công nhận Đức Phật Thích Ca là một con người có thật trong lịch sử. Và một người nữa cũng được tạc tượng uy nghiêm trong sân chùa Đại Lộc, là Vua Trần Nhân Tông của Việt Nam, vị vua được người đời tôn kính gọi là Phật Hoàng, ông tổ của Phật giáo Thiền Tông Việt Nam. Đứng ngắm hai con người đặc biệt này đối diện nhau trong một không gian thiêng liêng nơi Đất Phật, tự nhiên trong lòng dâng lên những cảm xúc thương và kính…, thật khó tả!
Điều làm chúng mình ấn tượng mạnh mẽ không kém, là những dãy phòng ốc khang trang xếp dài khu vực phía sau chùa. Sư Quang đã nghĩ đến khả năng nhiều người Việt và nước ngoài cùng hội về tu tập, nên đã dành nhiều phần tâm sức xây khu lưu xá rất chỉn chu, tuy giản dị nhưng rất ổn để du khách có thể yên tâm tựu về lưu trú trong các chuyến đi hay các khóa tu. Dãy nhà ăn rộng rãi sạch sẽ cũng được sư Quang tự hào dẫn chúng mình đi xem. Đi tới đâu lòng yên tâm đến đó, và thêm một cảm giác nữa: đi tới đâu, càng thêm quý và thương vị tu hành này đến đó! Vị coi cơ ngơi này đúng nghĩa ‘Theo Duyên mà thành’, vị kể về nó một cách tự hào như mẹ kể về con mình, mắt sáng lấp lánh, một kiểu tự hào và niềm vui chơn chất “Mời bạn phủi chân bước vô nhà tui chơi” rất đậm chất miền Tây! Thế là không ai bảo ai, tất cả hành khách nhà MayQ Go, trong đó có cả chúng mình đều tự giác góp thêm một chút cúng dường cho sư tiếp tục duy trì mạch sống tốt đẹp này của ngôi chùa đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trên Đất Phật Chuyển Pháp Luân, cùng với lời hẹn: “Tụi con thực sự mong đưa được thật nhiều người Việt mình đến thăm bái nơi này, sư ơi!”
Và thế là, chuyến đi viếng Tứ Động Tâm – Đất Phật Ấn Độ - Nepal ngày 9-15/11 tới có thêm một lý do sâu sắc để chúng mình khát khao mở được chuyến. Bên cạnh Tứ Đại Thánh Tích – Tứ Động Tâm với những giá trị tâm linh thiêng liêng có thể làm khởi tâm đạo của mỗi người, điều đó đã rõ, chuyến đi tới còn là nỗi ước mong đưa được thật nhiều người Việt đến ngôi chùa ‘rất thương’ này, thương đến mức trái tim mỗi thành viên trong đoàn MayQ Go lúc ấy cứ run lên những nhịp đập nhè nhẹ, vì cảm nhận được những quyết tâm và cả nghị lực phi thường của những con người quyết tâm mở được ngôi chùa Việt Nam tại một vùng đất không tính quá dễ dàng. Cũng thương vì cái trường năng lượng đặc biệt thanh tĩnh nhẹ nhàng, mà lần sau có quay trở lại, chắc chắn sẽ là một dịp lễ thật long trọng với sự góp mặt của gần 150 chư vị tăng ni từ khắp nơi trên thế giới hội về… Càng thương hơn cơ hội đêm trăng rằmg tháng mười, một dịp đặc biệt đến vậy trong tiết trời Ấn Độ se lạnh của mùa, cả đoàn được quây quần bên nhau trong vuông sân ấm áp đó, mắt dõi lên Đức Phật Chuyển Pháp Luân uy nghiêm mà gần gũi đó, trong sự cộng hưởng tâm linh của Đức Vua A Dục và Phật Hoàng Trần Nhân Tông của người Việt, cả đoàn được thiền tĩnh tâm, đi kinh hành, được làm một lễ riêng do chính sư Tường Quang chủ trì… Cảm giác trên trăng dưới nến, trong một không gian thiêng liêng đến vậy, thực sự là một ước ao cháy bỏng của mình và của nhà MayQ Go!
Nếu bạn thu xếp được, hãy cùng chúng mình có mặt trong chuyến đi đặc biệt này! Ngôi chùa mang cái tên Đại Lộc hẳn sẽ mang rất nhiều năng lượng lành cho những ai đang làm công việc kinh doanh. Sư Tường Quang cho biết, chùa có thờ ngài Thánh Tăng Tài Lộc của phái Phật giáo Nguyên Thủy là Ngài Maha Sivali, và cứ mỗi năm vào dịp rằm tháng 10 âm lịch như dịp chúng ta đến, chùa lại cúng dường rât nhiều tượng Thánh Tăng Tài Lộc để quý Phật tử hữu duyên có thể thỉnh về đặt trang trọng tại nơi mình cư ngụ. Nói vui, chùa còn được gọi là “Chùa 9 con số 9”, vì:
- Người đảm trách xây chùa sinh năm 1969
- Đất được mua năm 2009
- Mua đất nhằm ngày 26/01, cộng lại cũng bằng 9
- Lễ đặt đá xây chùa vào ngày 6/12, cũng… bằng 9
- Tượng Đức Phật tại chùa cao 45 feet
- Gối phải tượng Đức Phật sang gối trái dài 36 feet
- Chùa có 54 phòng, 108 giường.
- Lễ lạc thành (hoàn tất) chùa diễn ra ngày 6/12.
Viện chủ của chùa là cố thượng tọa Thích Thiện Minh, là người đứng đầu ngôi chùa Bửu Quang mà duyên từng đưa chúng mình đến xin địa điểm làm Thiền Tha Thứ chuyến vừa rồi đó, để rồi biết thêm về ước nguyện đưa Phật tử VN sang Đất Phật của ông còn dang dở, để từ đó tụi mình mới phát tâm muốn mở chuyến bay thẳng nhân dịp này đó! Và trụ trì chùa, nào có ai khác ngoài vi sư gầy gò mà nhanh nhẹn, chơn chất thiệt thấy thương mà cả đoàn MayQ Go gặp suốt buổi tối tại đó chớ ai: Thượng tọa Thích Tường Quang. Mà ta nói, chùa thì khang trang vậy đó, chứ vị trụ trì còn được người dân Ấn Độ xung quanh vùng thương mến đặt cho cái tên “sư xe đạp”, vì tài sản của ông chỉ có đúng cái xe đạp để… đi làm Phật sự khắp nơi vậy đó!
Hôm qua liên lạc qua để hỏi tổng cộng có bao nhiêu vị chư tăng ni hội về Ngày Lễ Dâng Y hôm đó, vì các Phật tử đã đăng ký tham gia chuyến tháng 11 tới ngỏ ý muốn được hoan hỉ cúng dường và sớt bát trai tăng. Lại được nghe giọng nói rổn rảng từ sư Quang truyền qua sóng điện thoại: “Dạ khoảng 150-155 vị ạ. Sẽ có sắp xếp thời gian cho quý vị cúng dường ạ. Ở Ấn Độ không có để vào bát như ở Việt Nam nhé cô, mà thường Phật tử sẽ chia các phần cúng dường vào trong các túi vải ạ. Nếu cần nhà chùa sẽ mua các túi vải giúp quý vị trước ạ, vì chính phủ Ấn Độ hạn chế sử dụng túi ni lông… Kính cám ơn quý vị dùm sư ạ.” Vậy là quý Phật tử từ VN sang lần này sẽ có được một lễ cúng dường dâng y thật trang nghiêm rồi, thấy vui vui trong bụng. Mà ngộ là vầy nè, em Phong team mình kể lại, “Cô Phật tử trưa nay đến MayQ hỏi thăm để chuẩn bị cúng dường cũng ngoài 70 rồi đó Quỳnh. Em hỏi, cô là Phật tử phía Nguyên Thủy à cô? Cô cười, không phải con, cô theo bên Đại Thừa. Nhưng mà ở đâu có chùa Phật là cô kính hết, ở đâu có những vị chân tu theo Phật là cô quý hết…”
Thấy thương héng! 🤗
(11.10.2019 – QH)
#ĐivàGhiQHLD
#Kýsựhànhtrình
#TứĐộngTâm #MayQGo
🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹🔹
MAYQ GO vẫn đang mở nhận khách cho chuyến đi đặc biệt đến Tứ Động Tâm - Ấn Độ, Nepal mùa trăng rằm tháng 10, dự lễ dâng y Kathina tại chùa Đại Lộc và còn viếng thăm một số chùa Việt Nam thân thương khác trên đất Phật. Lần tới tụi mình sẽ tiếp tục kể về ngôi chùa mang tên Kiều Đàm Di ngay tại nơi từng thành lập Tổ Ni Đoàn (đội ngũ người nữ tu hành đầu tiên trên thế giới). Đây cũng là một câu chuyện thật xúc động, tuần sau bạn QH kể tiếp mọi người nghe nha.
Còn bây giờ, ai quan tâm chuyến Tứ Động Tâm 5 này vui lòng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây để tiện liên lạc nhen:
🌼 Thời gian: 09/11 - 15/11/2019 (7 ngày 6 đêm)
🌼 Phương tiện: Chuyến bay thẳng của Vietjet Air
🌼 Giá tour: 34.990.000 VNĐ/ khách
🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉🕉
💌 Liên hệ ngay:
CÔNG TY DU LỊCH MAYQ GO
❣️ Địa chỉ: 27F Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Q.1, TP.HCM
❣️ Điện thoại: (+84-028) 384 66 777
❣️ Hotline/Zalo/Viber
💁♀️ Diễm Hương: 0908472737
💁♂️ Nam: 0947538008
💁♀️ Cẩm Tú: 0983277327
❣️ Fax: (+ 84-028) 384 35 777
❣️ Email: [email protected]
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過8,260的網紅自由寫作人Twinkle C,也在其Youtube影片中提到,唔知道呢度有幾多位媽媽級讀者,如果你都係媽媽級,你一定會明白,當小朋友病左就會冇覺好瞓,通宵睇住BB係慣事!! 但係我地始終要工作,總唔能夠殘爆咁恐怖去見人,呢個VIDEO 係真實紀錄片,希望媽媽級嘅你一齊努力,即使通完宵,都可以一樣有自信咁見人! ?內容為個人使用後的意見分享? She....
kahina 在 Little k' - 小金 Facebook 的最佳解答
/
今天要分享也是來自 Little Things In Life✨的產品!
·
Kahina 100%純有機堅果油,在這麼乾燥的天氣,使用油類產品最適合不過呢!
我習慣在晚上睡前使用,那堅果油的味道讓我覺得很放鬆舒服,對我很有安眠的作用😌😌😌,超級喜歡呢💕!
有些朋友很怕油類產品,但這款卻不會讓人覺得過於油膩~
塗抹在皮膚上很快就吸收,特別手肘要多護理,不然乾燥不打理會黑黑的呢🙈🙈🙈
·
而購買Kahina 100% 堅果油同時,Kahina這品牌會回饋25% 給摩洛哥婦女,因為製造過程中受僱她們去抽取堅果油。
·
·
總店: Little Things In Life HK Showroom
香港 跑⾺馬地 黃泥涌道159 2樓
網上商店: http://ltilhk.com/
Little Things in Life HK Facebook: https://www.facebook.com/LTILhk/
Instagram: LTIL.HK
=====================================
✸ Instagram id: wkykam
kahina 在 Twinkle C x Siu J - We sit on the Pole Facebook 的精選貼文
公平貿易,其實我一直好支持,因為地球真係需要平衡,真係需要刻意去營造『公平』~
摩洛哥入面,原來規定左只有村莊嘅女性,先可以採摘本土堅果,因此真正摩洛哥堅果的產量並唔多,而我手上呢枝 "KAHINA GIVING BRAUTY" , 不單止參與其中,而且產品均使用高含量來自摩洛哥的堅果。 假如你對油有所要求,你會喜歡這一枝~ find product in @ltil.hk #kahina #kahinahk #kahinagivingbeauty #bodyoil #morocco #moroccooil #arganoil #bloggers #hkskincare #ltil #givingbeauty #twinklec
kahina 在 自由寫作人Twinkle C Youtube 的最佳貼文
唔知道呢度有幾多位媽媽級讀者,如果你都係媽媽級,你一定會明白,當小朋友病左就會冇覺好瞓,通宵睇住BB係慣事!!
但係我地始終要工作,總唔能夠殘爆咁恐怖去見人,呢個VIDEO 係真實紀錄片,希望媽媽級嘅你一齊努力,即使通完宵,都可以一樣有自信咁見人!
?內容為個人使用後的意見分享?
She.com Guest Writer: http://she.com/author/19/twinkle-C-
YOU: http://youtube.com/siujslife
IG: http://instagram.com/siu_j_twinkle_c
FB: http://www.facebook.com/siujslifeblog
BLOG: http://www.twinklec.com
PR email: leesiuj@gmail.com
Reader email: bloggertwinklec@gmail.com
?
