#新刊出版 New release!!!
Voices of Photography 攝影之聲
Issue 30:美援視覺性──農復會影像專題
U.S. Aid Visuality: The JCRR Issue
本期我們重返影響台灣戰後發展至關重要的美援年代,尋索過往在台灣影像歷史視野中遺落、但卻十分關鍵的美援時期台灣視覺歷程──「農復會」的影像檔案。
成立於1948年、以推行「三七五減租」和「耕者有其田」等土地改革與農業政策聞名的農復會(中國農村復興聯合委員會,JCRR),被認為是奠定二十世紀「台灣經驗」基礎的重要推手。然而很少人留意,這一農經專業的美援機構,在1950至60年代拍攝了大量的照片、幻燈、電影,並生產各種圖像、圖表、圖冊與海報,在冷戰年代與美援宣傳機制緊密連結,深深參與了戰後「台灣(視覺)經驗」的構成,影響著我們的視覺文化發展。
冷戰與美援如何形塑台灣的影像與視覺感知?本期專題透過採集考察眾多第一手的農復會早期攝影檔案、底片、圖像、影片與文獻資料,揭載鮮為人知的美援年代視覺工作,追尋這一段逐漸隱沒的戰後台灣攝影與美援視覺性的重要經歷。
其中,李威儀考掘農復會的歷史線索與視覺文本,探查美援的攝影檔案製程、「農復會攝影組」的成員蹤跡,以及文化冷戰期間從圖像、攝影到電影中的美援視覺路徑;蔡明諺分析1951年由農復會、美國經合分署與美國新聞處共同創辦的《豐年》半月刊,從語言、歌謠與漫畫等多元的視覺表現中,重新閱讀這份戰後最具代表性的台灣農村刊物潛在的意識形態構成與政治角力;楊子樵回看多部早期農教與政策宣傳影片,析論農復會在戰後台灣發展中的言說機制與感官部署,並從陳耀圻參與農復會出資拍攝的紀錄片計畫所採取的影音策略,一探冷戰時期「前衛」紀錄影像的可能形式;黃同弘訪查農復會在1950年代為進行土地與森林調查所展開的航空攝影,解析早期台灣航攝史的源起與美援關聯,揭開多張難得一見的戰後台灣地景航照檔案。
此外,我們也尋訪生於日治時期、曾任農復會與《豐年》攝影師的楊基炘(1923-2005)的攝影檔案,首度開啟他封存逾半世紀、收藏農復會攝影底片與文件的軍用彈藥箱和相紙盒,呈現楊基炘於農復會工作期間的重要文獻,並收錄他拍攝於美援年代、從未公開的攝影遺作與文字,重新探看他稱為「時代膠囊」的視覺檔案,展現楊基炘攝影生涯更為多樣的面向,同時反思「美援攝影」複雜的歷史情愁。
本期專欄中,李立鈞延續科學攝影的探討,從十九世紀末天文攝影的觀測技術,思考可見與不可見在認識論上的交互辨證;謝佩君關注影像的遠端傳輸技術史,檢視當代數位視覺政權中的權力、知識與美學機制。「攝影書製作現場」系列則由以珂羅版印刷著稱的日本「便利堂」印刷職人帶領,分享古典印刷傳承的工藝秘技。
在本期呈現的大量影像檔案中,讀者將會發現關於美援攝影的經歷與台灣歷史中的各種視覺經驗,還有許多故事值得我們深入訪查。感謝讀者這十年來與《攝影之聲》同行,希望下個十年裡,我們繼續一起探索影像的世界。
_____________
● 本期揭載未曾曝光的美援攝影工作底片、檔案與文件!
購書 Order | https://vopbookshop.cashier.ecpay.com.tw/
_____________
In this issue of VOP, we revisit the era of U.S. aid, a period that was of utmost importance to Taiwan’s post-war social and economic development, and explore Taiwan’s much forgotten but crucial visual journey during this era ── the visual archives of the JCRR.
Established in 1948, the Chinese-American Joint Commission on Rural Reconstruction, or the JCRR, is widely known for the implementation of various land reform and agricultural policies, such as the “375 rent reduction” and “Land-to-the-tiller” programs. Hence, the Commission is considered an important cornerstone to laying the foundations of the “Taiwan Experience” in the 20th century. That said, very few are aware that this U.S. aid organization specializing in agricultural economics was also closely associated with the American propaganda mechanism during the Cold War, and had in its possession countless photos, slides and movies, and produced various images, charts, pamphlets and posters. All these contributed to the formation of the post-war “Taiwan (Visual) Experience”, deeply influencing the development of our visual culture.
How exactly did the Cold War and U.S. aid shape Taiwan’s image and visual perception? This issue’s special feature uncovers the little-known visual activities from the U.S. aid era by investigating the collection of JCRR’s first-hand photo files, negatives, images, films and documents, and traces this important journey of post-war Taiwan photography and U.S. aid visuality that has gradually faded from people’s minds.
Among them, Lee Wei-I examines the historical clues and visual texts of the JCRR, and explores the production of the U.S. aid photographic archives, following the traces of the members of the “JCRR Photography Unit” and the trails of U.S. aid visuals during the Cold War from images and photography to films. Tsai Ming-Yen analyzes the diverse visual manifestations, such as languages, ballads and comics, contained in the semimonthly publication Harvest, which was co-founded by the JCRR, the U.S. Economic Cooperation Administration, and the U.S. Information Service in 1951, presenting a new take on the ideological and political struggles that were hidden beneath the pages of this agricultural publication that could also be said to be the most representative publication of the post-war era. Yang Zi-Qiao looks back at the early agricultural education and propaganda films, and analyzes the discourse and sensory deployment utilized by the JCRR in the development of a post-war Taiwan and the possibilities of the “avant garde” documentary films from the Cold War period through the audio-visual strategies gleaned from director Chen Yao-Chi’s documentary project that was funded by the JCRR. At the same time, Houng Tung-Hung checks out the aerial photography taken by the JCRR in the 1950s for land and forest surveys, and uncovers the origins of Taiwan’s aerial photography with U.S. aid, giving readers a rare glimpse at post-War Taiwan’s aerial landscape photographic archives.
In addition, we will explore the photographic archives of Yang Chih-Hsin (1923-2005), a former photographer who was born during the Japanese colonial period and worked for the JCRR and Harvest, unearthing negatives and documents kept away in the ammunition and photo-paper box that had stayed sealed for more than half a century. This feature presents important files of Yang during his time with JCRR, and photographs taken and written texts produced during the U.S. aid era but were never made public. We go through the visual archives enclosed in what he called a “time capsule”, shedding light on the diversity of his photography career, while reflecting on the complex historial sentiments towards “U.S. aid photography” at the same time.
Lee Li-Chun continues the discussion on scientific photography in his column, exploring the interactive dialectics between the seen and the unseen through the observation technology of astrophotography in the late nineteenth century. Hsieh Pei-Chun focuses on the history of the technology behind remote transmission of visuals and examines the power, knowledge and aesthetics that underlies contemporary digital visual regime. Finally, this issue’s “Photobook Making Case Study” is led by the printing experts at Japan’s Benrido, a workshop that is renowned for its mastery of the collotype printing technique.
Through the large collection of photographic archives presented in this issue, readers will see that there remain many stories on the photography process in the U.S. aid era and various types of visual experiences in Taiwan’s history that are waiting to be unearthed. We thank our readers for staying with VOP for the past decade and we look forward to another ten years of exploring the world of images with you.
_____________
Voices of Photography 攝影之聲
vopmagazine.com
_____________
#美援 #農復會 #冷戰 #台灣 #攝影
#USAID #JCRR #ColdWar
#Taiwan #photography
#攝影之聲 #影言社
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「historical avant-garde」的推薦目錄:
historical avant-garde 在 Daoonclouds Facebook 的最讚貼文
NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
historical avant-garde 在 Sandra Li 李婉菁 Facebook 的最佳解答
Friends in NYC, please come and enjoy our music :)
Concert 23––Sunday 6/23/19 1:30-3:00 PM, The Loreto Theater - The Sheen Center
#NYCEMF
–––––––––––––––
About the work
《Summer Morning Rain》is a Max/MSP-assisted composition for Piano, Soundscape, and Computer-Generated Sound (stereo, surround, 5.1 or ~8 channels). This work was influenced by Dr. Jean Eichelberger Ivey's《Skaniadaryo》for Piano and Tape (1976). (Dr. Jean Eichelberger Ivey founded the Electronic Music Studio of the Peabody Conservatory of the Johns Hopkins University in the late 60'.)
In 《Summer Morning Rain》 the pianist improvises in the spirit of 《Skaniadaryo》, then uses Max/MSP to develop contradictory voices in real-time. Live and processed piano together achieve a new composition using modern technology to convey the concepts of the older work: a contemporary reworking of an historical electronic music composition. The composer hopes that with this new work, the spirit and context of early electronic music will be continued and preserved.
About the composer
Sandra Tavali Wuan-chin Li
Of the Siraya people (Aborigine in Taiwan), Sandra Tavali Wuan-chin Li is a former keyboardist of the well-known metal band "Chthonic". She is the composer for the TV documentary "Unknown Island" produced by the Discovery Channel. Her musical works crossover between computer music, EDM, classical visual art, film, and documentaries. The sound track she re-scored for Peter Tscherkassky's 《L'Arrivee》was premiered at 2018 IMD-Internationales-musikinstitut Darmstadt. and will present at ManiFeste-2019, IRCAM, Paris in June.
She earned the Master of Music degree in Computer Music from the Peabody Conservatory of the Johns Hopkins University, where she studied with Dr. Geoffrey Wright. Her research 《A Performer's Musicological Research in Performing Interactive Computer Music》was invited to present in ICMC 2004. Her compositions "Duet in Autumn" for Max/MSP and YAMAHA Disklavier was featured at WOCMAT 2018 and NYCEMF 2018; "Ban Shan" was featured at the International Computer Music Conference-ICMC 2018, Korea, New York City Electroacoustic Music Festival -NYCEMF 2017, klingt gut! Symposium on Sound, Hamburg, Germany 2016; "Dirge" was featured at ICMC 2015 (USA), "River, Rim and the Earth" was featured at NYCEMF and New York Philharmonic Biennial 2016, selected at ISMIR 2015 (Spain), "The Wind Bloweth Where It Listeth" was featured at WOCMAT-IRCAM 2016. She is currently the curator of Guling Street Avant-Garde Theatre Taipei, also a faculty member of Fu-Jen University.
https://nycemf.org/wp-content/uploads/2019/06/2019-Program-Book-with-cover.pdf